Chia sẻ bài viết

Công nghệ mạ điện hóa không sử dụng bể mạ

Admin 05/12/2020 0 nhận xét
Công nghệ mạ điện hóa không sử dụng bể mạ
1. Giới thiệu:

- Tên công trình: “Công nghệ mạ diện hóa không sử dụng bể mạ tạo các lớp phủ vật liệu kim loại, hợp kim trang trí và chống ăn mòn kim loại ”
 
- Đơn vị chủ trì: Viện Hoá học - Vật liệu; Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc Phòng

- Điện thoại: 043 7564987 begin_of_the_skype_highlighting            043 7564987      end_of_the_skype_highlighting

- Lãnh đạo đơn vị: Viện trưởng TS. Nguyễn Hùng Phong

- Đồng tác giả: GS.TSKH Nguyễn Đức Hùng, TS Nguyễn Duy Kết

- Địa chỉ: Viện Hóa học - Vật liệu; Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự

- Đơn vị áp dụng công trình: Công ty TNHH Phú Mỹ Lộc.

- Địa chỉ đơn vị áp dụng công trình: Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.

2. Nội dung công trình:

2.1. Bản chất khoa học của công trình

Bản chất khoa học của công trìnhthực hiện công nghệ mạ điện hóa trong bể mạ thông dụng bằng kỹ thuật mạ không sử dụng bể mạ (KSDBM).

So với mạ điện thông thường mạ KSDBM có những yêu cầu khác biệt sau:

- Do quá trình mạ không liên tục, nên dung dịch mạ phải có khả năng giữ cho bề mặt vật mạ luôn luôn hoạt hóa, không bị thụ động, đảm bảo lớp mạ luôn bám với bề mặt vật mạ và bám với lớp mạ mới hình thành, không bị phân lớp, bong rộp.

- Dung dịch mạ phải có khả năng mạ mật độ dòng cao (thường gấp 5 đến 10 lần mạ thông thường) và khoảng mật độ dòng cho phép rộng. Các dung dịch mạ điện hóa KSDBM thường có nồng độ lớn và sử dụng những phụ giam giảm phân cực, chống cháy, gai, hoạt hóa bề mặt vật mạ.

- Dung dịch mạ cần có độ nhớt phù hợp để giảm thiểu quá trình chảym hao phí dung dịch và ảnh hưởng tới bề mặt chưa mạ. Trong thành phần dung dịch cần bổ sung chất keo, hoặc dung dịch ở dạng gel mà chúng không ảnh hưởng tới quá trình điện cực.

- Điện cực mang dung dịch được chế tạo thường bằng các vật liệu anốt trơ và phù hợp với hình dáng vật mạ với kích thước và trọng lượng đảm bảo di chuyển dễ dàng.

- Vật liệu mang dung dịch điện ly phải có khả năng thấm dung dịch cao, giữ được lượng lớn các dung dịch nhưng phải bền hoá học, bền nhiệt, bền điện hoá, không tham gia phản ứng hoá học hoặc điện hoá với bề mặt mạ.

- Các thiết bị sử dụng cho công nghệ mạ KSDBM như nguồn điện, bơm rửa, đánh bóng,…phải gọn nhẹ, vận chuyển và di chuyển dễ dàng.

Chính những khác biệt đã nêu trên mà hầu hết các dung dịch mạ thông thường không thể sử dụng để mạ theo công nghệ mạ KSDBM.

So với công nghệ mạ thông thường, công nghệ mạ KSDBM có những ưu điểm sau:

- Có thể mạ được những sản phẩm từ lớn đến rất lớn mà các thiết bị của công nghệ mạ thông thường không thể thực hiện được (do phải sử dụng bộ nguồn có công suất lớn, bể mạ có thể tích lớn)

- Tiết kiệm đầu tư thiết bị, vật tư điện cực và pha các bể mạ. Công nghệ mạ KSDBM đặc biệt hiệu quả trong trường hợp cần mạ vật thể lớn, đơn chiếc (các công trình văn hoá: tượng đài, công trình kiến trúc)

- Có thể mạ một phần diện tích, hoặc một phần rất nhỏ diện tích trên một vật thể có kích thước rất lớn không thể nhúng ngập trong bể mạ. Nhờ vậy có thể trang trí nhiều màu trên bề mặt tác phẩm văn hóa hoặc mạ sửa chữa phục hồi các bộ phận của thiết bị bị mài mòn trong quá trình sản xuất như các trục của các động cơ máy nghiền xi măng, trục tàu thủy,…

- Có thể mạ sản phẩm ngay tại hiện trường mà không cần tháo dỡ, vận chuyển. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với những công trình đã lắp đặt cần sửa chữa hoặc nâng cấp.

- Do có thể mạ chọn lọc tại từng vị trí mong muốn mà công nghệ mạ KSDBM cho phép mạ nhiều lớp mạ trên một sản phẩm một cách đơn giản mà đểm được việc này công nghệ mạ thông thường phải tốn rất nhiều chi phí cho việc cách điện và nhiều lần mạ nhúng.

- Ngoài những hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật đã nêu, công nghệ mạ KSDBM còn có ưu điểmsử dụng dung dịch với lượng rất ít trong khi thực hiện quá trình mạ nên giảm chi phí để xử lý nước thải và môi trường trực tiếp cho người lao động và có độ an toàn môi trường rất cao. Vì vậy đâycông nghệ mạ thân thiện với môi trường.

Do những ưu việt trên nhiều công ty của những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc,… đã nghiên cứu chế tạo đồng bộ từ thiết bị đến các dụng cụ và nhiều chủng loại dung dịch phục vụ cho công nghệ mạ KSDBM và chào bán các thành sản phẩm thương mại trên internet.

Những bí quyết công nghệ mạ KSDBM thường được bí mật và bán với giá thành rất cao và người mua luôn luôn phải phụ thuộc vào nhà cung cấp, điều nàym hạn chế việc ứng dụng công nghệ mạ KSDBM tại Việt Nam

2.2. Tính mới của sản phẩm và công nghệ mạ KSDBM

2.2.1. Tính mới của công nghệ mạ kim loại KSDBM so với công nghệ điện hóa thông thường được thể hiện ở các điểm sau:

- Thực hiện quá trình mạ điện hóa không phải nhúng sản phẩm ngập vào bể dung dịch mạ mà mang lượng nhỏ dung dịch điện ly vào lớp vật liệu mang bọc anốt để quét trên bề mặt vật cần mạcatốt. Như vậy công nghệ MKSDBM chỉ cần lượng dung dịch điện ly nhỏ nên ưu việt so với mạ thông thường ở các điểm sau:

+ Đầu tư cho công nghệ rất nhỏ do không cần hệ thống bể, lượng điện cực lớn, nhấtcác kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim.

+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do lượng dung dịch hóa chất sử dụng rất nhỏ và vì vậy cũng không phai đầu tư xử lý ô nhiễm vì lượng chất thải gây ra khí, rắn và dung dịch cũng rất nhỏ.

- Có thể mạ được những sản phẩm rất lớn mà phương pháp mạ thông thường không thể thực hiện được hoặc mạ chọn lọc từng chỗ, từng kim loại. Nhờ vậy có thể mạ phục hồi các bộ phận của máy, thiết bị, công trình bị hỏng hoặc mạ trang trí nhiều màu trên một sản phẩm.

2.2.2. Tính mới của các dung dịch phục vụ cho công nghệ mạ KSDBM được thể hiện ở các điểm sau:

- Mạ được tốc độ cao như:

+ Mạ đồng 10A/dm2,

+ Mạ niken 100 A/dm2,

+ Mạ bạc 15 A/dm2,

+ Mạ vàng 10 A/dm2.

- Dung dịch phức và có tính khử nên tác động chống ôxihóa và chống thụ động bề mặt lớp mạ tốt, tạo được độ bám liên tục giữa các lớp mạ.

- Có độ nhớt cao do nồng độ khá đậm đặc nên bám tốt trên vật liệu mang dung dịch.

2.2.3. Tính mới của sản phẩmcác thiết bị cho công nghệ mạ kim loại KSDBM so với công nghệ điện hóa thông thường được thể hiện ở các điểm sau:

- Kích thước của các thiết bị nhỏ, trọng lượng nhỏ, giá rẻ, bền môi trường và va chạm, dễ di chuyển nhưng thế và dòng hoàn toàn đảm bảo cho các loại công nghệ mạ KSDBM khác nhau như: Cu, Ni, Ag, Au,.... Có thể mạ được sản phẩm lớn đến rất lớn bằng thiết bị công suất nhỏ và lượng dung dịch mạ ít.

- Thiết bị hoạt động ổn định, tin cậy, an toàn, giá thành hợp lý

2.3. Tính sáng tạo của sản phẩmcông nghệ mạ KSDBM

2.3.1. Tính sáng tạo của sản phẩmdung dịch và công nghệ mạ KSDBM

Tính sáng tạo của quá trình nghiên cứu tạo ra các dung dịch và công nghệ mạ KSDBM được thể hiện ở các điểm sau:

- Sử dụng các muối halogen nồng độ cao và các chất tạo phức sẵn có trên thị trường để chế tạo các dung dịch mạ đồng, niken, bạc, vàng có tốc độ mạ lớn, không thụ động và độ nhớt cao, bám tốt trên bề mặt vật cần mạ.

2.3.2. Tính sáng tạo của sản phẩmcác thiết bị

- Sử dụng anốt nhưcông cụ cầm tay bằng vật liệu trơ điện hóa và bền hóa học như Ti/RuO2 không bị hòa tan điện hóa và khôngm bẩn dung dịch mạ.

- Tích hợp đo cường độ dòng điện mạ và thời gian thành thiết bị đo điện lượng để đánh giá tiêu hao thành phần của dung dịch mạ và chiều dày lớp mạ.

2.4. Hiệu quả kỹ thuật, kinh tế xã hội của sản phẩm

2.4.1. Hiệu quả kỹ thuật

- Mạ bằng công nghệ KSDBM có thể đạt chất lượng của lớp mạ tương đương với sản phẩm được thực hiện bằng công nghệ mạ thông thường về độ bám, độ tinh khiết của lớp mạ cũng như các tính chất khác như độ bền cơ, lý, hóa, bền ăn mòn, độ bóng,... .

- Công nghệ mạ KSDBM có khả năng mạ chọn lọc nên tạo điều kiện để thực hiện các giải pháp khả thi cho các đối tượng sau:

+ Mạ phục hồi từng vị trí của các thiết bị, máy móc bị mài mòn trong quá trình hoạt động như các trục, xy lanh mà việc mạ phục hồi bằng mạ trong bể nhiều khi không thực hiện được hoặc hiệu quả kinh tế không cao.

+ Mạ ngay tại chân công trình, không phải tháo, dỡ vàm gián đoạn dài quá trình sản xuất.

+ Mạ vàng từng phần tại các chân cắm của các mạch điện tử đểm tăng độ bền ma sát, độ dẫn và bền ăn mòn mà không phải ngâm mạch trong dung dịch điện lym ảnh hưởng vật liệu và linh kiện khác.

+ Mạ nhiều kim loại, nhiều màu trên cùng một sản phẩm tạo nên sự phong phú và đa màu của các sản phẩm mỹ nghệ.

2.4.2. Hiệu quả kinh tế

- Chi phí đầu tư công nghệ và thiết bị rất thấp thích hợp cho việc triển khai mở rộng sản xuất nhấtđối với công nghệng nghề.

- Chi phí đầu tư xử lý môi trường không đáng kể do công nghệ chỉ sử dụng lượng hóa chất nhỏ, không cần thiết phải xây dựng các hệ thống xử lý với các trang thiết bị phức tạp và tốn kém về vật tư, hân công và hóa chất.

- Giá thành sản phẩm mạ rất thấp chỉ tương ứng với vật liệu tiêu hao trong quá trình mạ mà không phải tính đến giá khấu hao các hệ thống thiết bị, nhà xưởng. Tương tự chi phí xử lý môi trường cũng không đáng kể trong giá thành sản phẩm.

2.5. Khả năng mở rộng ứng dụng và chuyển giao của sản phẩm

Viện Hoá học - Vật liệu, Viện KH&CNQS, BQP cũng như Hội KHKT ĂM&BVKL VN có khả năng đảm bảo mở rộng ứng dụng theo 2 hướng sau:

- Cung cấp đồng bộ thiết bị và các dung dịch mạ KSDBM phục vụ cho các mục đích mạ trang trí, mạ phục hồi và mạ chức năng cho công nghiệp ôtô, công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí, ...

- Mạ dịch vụ trang trí các tác phẩm nghệ thuật và các công trình văn hóa cũng như mạ dịch vụ phục hồi các sản phẩm cơ khí như trục, xilanh, khuôn,...bị mài mòn.

- Chuyển giao các công nghệ mạ KSDBM đồng bộ như mạ trang trí bằng các kim loại quý vàng, bạc; mạ phục hồi,...bao gồm cả thiết bị, đào tạo và cách thức kiểm soát chất lượng sản phẩm.

2.6. Lợi ích và tác dụng của công nghệ mạ KSDBM

2.6.1. Đối với KH&CN

- Tạo ra một giải pháp công nghệ mới có hiệu quả kỹ thuật cao.

- Có thể mở rộng ứng dụng đối với nhiều lĩnh vực như:

+ Mạ trang trí, bảo vệ chống ăn mòn kim loại,

+ Mạ chức năng nâng cao và tăng độ cứng, bền mài mòn,

+ Mạ sửa chữa, phục hồi các chi tiết thiết bị hư hỏng

+ Mạ kim loại, hợp kim và tổ hợp nanô composit tạo vật liệu mới.

2.6.2. Đối với các đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu

- Tạo ra việcm mới, chi phí đầu tư, huấn luyện, đào tạo thấp, hiệu quả kinh tế cao.

- Tạo ra mặt hàng, sản phẩm mới với chi phí sản xuất thấp có sức cạnh tranh cao.

- Phát huy được năng lực sản xuất vừa và nhỏ cũng như kinh tế cácng nghề truyền thống

2.6.3. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

- Nâng cao tính thẩm mỹ cũng như độ bền và tuổi thọ cho các công trình văn hóa.

- Chi phi bảo dưỡng, tu sửa giảm.

- Công nghệ mạ KSDBM hạn chế lượng hóa chất nhấtcác hóa chất độc trong quá trình sử dụng cung như lưu giữ nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động và môi trường sống.
 
Nguồn: vifotec.com.vn